Xe côn tay đòi hỏi người lái phải vận động cả hai tay hai chân sao cho linh hoạt và ăn khớp với nhau. Chạy xe côn tay nếu thành thạo sẽ tạo ra những niềm vui cầm lái, nhưng với người chưa thành thạo có thể mang tới những tình huống trớ trêu thậm chí nguy hiểm. Để có thể điều khiển xe côn tay uyển chuyển, người mới lái nên lưu ý những điểm dưới đây:
1. Tập ra côn
Người mới chạy có tâm lý sợ chết máy nên kéo ga ngay khi mới ra côn chút ít. Hành động này khiến động cơ gầm lên mà xe không thể di chuyển do côn chưa ra đủ khoảng cách cần thiết.
![]() |
Để luyện tập, chọn nơi rộng rãi, bằng phẳng và cách xa đường công cộng. Vào số 1, tay trái bắt đầu thả côn và không kéo ga. Thả thật chậm rãi cho tới khi xe bắt đầu lăn bánh chậm chậm. Ghi nhớ khoảng côn này và tập luyện lại những lần sau, đẩy nhanh tốc độ ra côn nhưng không thả hết mà giữ cữ như ban đầu. Sau nhiều lần tập, người lái sẽ biết nhả côn ở đoạn nào thì xe chuyển động, từ đó điều chỉnh tay ga theo cho phù hợp.
Bước luyện tập này thực sự quan trọng khi phải khởi động ở ngang dốc. Nếu thả côn quá vội sẽ chết máy, nếu chưa thả đủ côn đã ga thì xe không chạy và trôi dốc nếu không phanh.
2. Đi số phù hợp
Khi chạy xe số không có côn tay (côn tự động), bạn có thể chạy ở bất cứ số nào khi xe đang lăn bánh, tất nhiên số không phù hợp sẽ làm hại hộp số, xe nhanh ì theo thời gian. Nhưng khi đi xe côn tay, tốc độ chậm chạy số cao có thể chết máy.
Lúc này, hãy về số thấp. Nhận biết đang đi sai số bằng cách nghe xe, nếu phát ra những tiếng lọc cọc và xe giật giật tức bạn đang đi số cao hơn tốc độ lăn bánh.
3. Không cắt côn thả dốc
Nhiều người trẻ chạy xe côn tay có quan niệm cắt côn thả dốc để lợi dụng quán tính, tiết kiệm xăng nhưng đó là cách hiểu sai lầm. Khi cắt côn sẽ có thể trôi nhanh hơn vì không còn phanh hãm động cơ, nhưng chính vì thế khiến xe mất độ bám đường, phanh giảm tác dụng và gây nguy hiểm nếu đường quanh co phải cua nhiều.
Chỉ sử dụng côn để chuyển số và điều côn khi chạy số thấp, tốc độ chậm. Cắt côn thả dốc là đũa giỡn với tính mạng.
4. Khởi động ở N, dừng xe về N
Một số người khi chạy xe côn tay đến nơi dừng thường để số 1 thậm chí 2, 3 và thả tay côn cho xe tự tắt máy hoặc vặn chìa khoá tắt máy. Cách chạy xe này nguy hiểm bởi nếu một người khác chưa thuần thục leo lên xe sau đó sẽ khó làm chủ tình hình.
Tương tự vậy khi khởi động xe, hãy luôn ở N rồi vào 1, không để ở 1, 2 và nổ máy, một phút lơ là mất kiểm soát tay côn, ga có thể khiến mọi thứ phức tạp. Về N, nổ máy, chắc chắn mọi thứ đã sẵn sàng rồi mới vào 1 để khởi hành.
5. Số 1-0-2
Quy tắc của hộp số móc khi chạy xe côn tay là đạp vào 1, móc lên 2 nhưng có khoảng lửng là số 0. Khi đang ở 1, móc một nửa lực cần số để về 0, móc mạnh sẽ lên 2. Ngược lại khi đang ở 2, đạp về nửa lực sẽ xuống 0, đạp mạnh xuống 1.
Theo Cafeauto" alt=""/>Những lưu ý cho người mới chạy xe côn tayPhanh đĩa hiệu quả hơn nếu sử dụng đúng cách
Tuy nhiên, không phải lái xe nào cũng biết cách sử dụng phanh đĩa, nhất là chị em phụ nữ, dẫn đến nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra. Theo một số chuyên gia lái xe an toàn, bên cạnh việc tuân thủ đầy đủ các yếu tố về an toàn khi điều khiển xe, từ tầm quan sát, khoảng cách, tín hiệu xe…thì người lái xe máy có phanh đĩa cần bóp phanh sau trước rồi mới bóp phanh đĩa thường ở phía trước.
Khi bóp phanh đĩa trước, người lái không được bóp cứng phanh để tránh hiện tượng phanh bị bó cứng (trừ trường hợp có hệ thống ABS) hoặc xe bị thay đổi đột ngột tốc độ, lực quán tính sẽ khiến người lái khó giữ thăng bằng, tiềm ẩn nguy ơ gây tai nạn nghiêm trọng. Tương tự, người lái cũng không bóp phanh bằng cả bàn tay vì lúc đó lực phanh sẽ quá mạnh.
Cách tốt nhất lúc này là người điều khiển cần bóp phanh bằng 2 ngón tay để kiểm soát lực phanh phù hợp, đồng thời bóp phanh theo kiểu nhấp nhả để tay lái không bị khóa cứng, người lái dễ diều khiển xe theo hướng mong muốn.
(Theo VnMedia)
" alt=""/>Lưu ý khi sử dụng phanh đĩa xe máyCảnh sát New York dùng sổ ghi chép thông tin. Ảnh: NYT
Cảnh sát New York thường dùng sổ để ghi chép thông tin về các vụ bắt giữ, cuộc gọi 911, tuần tra… Tuy nhiên, từ ngày 17/2, họ sẽ chuyển sang ứng dụng. Thay vì viết tay, sỹ quan cảnh sát nhập chi tiết vào ứng dụng để sau đó chuyển tới cơ sở dữ liệu phòng ban.
Sự thay đổi đánh dấu bước tiến lớn trong cách xử lý giấy tờ, giúp chúng dễ tiếp cận hơn, bảo đảm thông tin không bị thất lạc. Các bản ghi không thể bị giả mạo, dữ liệu cũng không bị mất do ghi chép không cẩn thận.
Một số sổ ghi chép trong quá khứ có giá trị lịch sử, chẳng hạn cuốn sổ mà sỹ quan Shaun McGill lưu giữ với tư cách là viên cảnh sát đầu tiên đến hiện trường Trung tâm thương mại thế giới trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001.
" alt=""/>Sau hơn 100 năm dùng sổ ghi chép, cảnh sát New York chuyển sang ứng dụng iPhone